“Giải Mã ” 1001 điều về Kem Chống Nắng có thể bạn chưa biết
Đa số chúng ta đều hiểu lầm là thoa kem chống nắng hằng ngày sẽ giúp làn da không bị đen sạm dưới ánh nắng chói chang nhưng sự thật không phải vậy. “Chống nắng” ở đây là ngăn chặn tia UVA, UVB và UVC có trong ánh nắng gây hại cho da chứ không phải là chống sự chói chang, oi bức gây nóng của ánh nắng.
Tia UVC là gì?
Tia UVC là tia có bước sóng ngắn nhất, nhưng sức công phá thì cao nhất, là nguyên nhân dẫn đến ung thư da, nhưng tia này đã bị chặn lại bởi tầng Ozone, nên thường không ai nhắc đến tia này trong các sản phẩm chống nắng ( nếu tầng ozone bị thủng thì hậu quả là quá kinh khủng, nên thế mới bảo vì sao phải bảo vệ tầng ozone)
Tia UVB là gì?
Tia UVB là tia có bước sóng trung bình, tác dụng lên lớp biểu bì của da, gây cháy nắng, da bỏng rát và kích thích tế bào hắc tố Melanocytes sản sinh ra melanin với số lượng lớn khiến da trở nên tối màu hơn, hay chúng ta hay gọi là da đen xạm. Thực chất, melanin là chất nhiễm sắc quyết định màu sắc của da. Chúng vốn dĩ có màu nâu đậm và sẽ trở nên không màu khi lên đến bề mặt da. Nhưng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, có quá nhiều melanin sản sinh ra, khiến lớp này chưa kịp trở nên trong màu đã có lớp khác chồng chéo lên, cho nên bạn cứ để ý, những vùng da hay phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuất hiện các vết nám, tàn nhang đậm màu hơn các vùng da khác. Tia UVB thường xuất hiện vào khoảng từ 8h sáng đến 4 giờ chiều, thời điểm mà chúng ta vẫn thấy là nắng gay gắt nhất.
Tia UVA là gì?
Tia UVA là tia có bước sóng dài nhất, tác động vào lớp hạ bì của da. Ở lớp hạ bì có chứa rất nhiều các sợi collagen và sợi đàn hồi, khi bị ảnh hưởng của UVA sẽ biến tính, da mất đi độ căng và độ đàn hồi, gây nên các nếp nhăn và da bị chùng xuống, lâu dài sẽ dẫn tới ung thư da. Tia UVA xuất hiện từ 6h sáng đến 5-6 giờ chiều, kể cả ngày mưa. Vì là tia có bước sóng dài nên có thể xuyên qua lớp áo vải, cửa kính, đấy chính là lí do vì sao dù ở trong nhà chúng ta cũng phải chống nắng.
Tóm lại là: tia UVB: đen xạm, bỏng rát, nhìn thấy ngay. Tia UVA: lão hóa da, từ từ rồi sẽ biết. Và cả 2 tia này, mỗi tia nguy hiểm một kiểu, nhưng đều là tác nhân dẫn đến ung thư da.
Chọn kem chống nắng như thế nào?
Khi mua kem chống nắng thì mọi người hay thấy trên thân vỏ ghi các chỉ số SPF, PA, PPD, Broad Spectrum. Vậy những chỉ số này có sự khác biệt nào giữa 3 chỉ số này? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)
SPF là viết tắt của từ Sunburn Protection Factor. Như các bạn đã biết thì UVB là tia gây ra hiện tượng cháy nắng, bong tróc da. Vì vậy, nói một cách khác SPF là thước đo mức độ bảo vệ da bạn khỏi UVB thôi nhé! SPF không thể hiện mức độ kem chống nắng bảo vệ da bạn khỏi UVA, yếu tố về lâu dài làm da bạn gìa và nhăn nheo đi.
Thông thường con số đằng sau SPF sẽ được chị em hiểu theo một trong 2 cách sau:
- Thời gian bạn có thể ở ngoài nắng khi bạn có dùng vs. khi bạn không dùng kem chống nắng: ví dụ SPF 15 sẽ cho phép bạn ở ngoài trời nắng dài hơn 15 lần so với khi bạn không bôi KCN. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào da của từng người. Ví dụ như da bạn phơi ngoài trời nắng chang chang không có gì bảo vệ hết mà khoảng 10 phút sau da có dấu hiệu đỏ lên nhè nhẹ thì 10 phút là sức chịu đựng của da bạn. Lấy 10 nhân với chỉ số SPF là 15 (10’x15=150’) sẽ ra được số phút mà kem chống chống có chỉ số SPF 15 bảo vệ da khỏi tia UVB.
Ý nghĩa chỉ số SPF trên kem chống nắng
- Ngoài ra, chỉ số SPF còn được hiểu là chỉ số thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB của kem chống nắng dưới dạng %. Ví dụ SPF 15% thông thường, trong điều kiện hoàn hảo, sẽ chặn được 93.4% UVB, SPF 30 là 96.7% và SPF 50 là 98% (khi ở ngoài 10 phút). Thực tế không có loại kem chống nắng nào có khả năng chống tia UV tới 100% vì vậy, các bạn đừng nghĩ dùng kem chống nắng có chỉ sô SPF thật cao thì da sẽ được bảo vệ tuyệt đối nhé.
Mức độ bảo vệ theo % của chỉ số SPF
Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening)
Nếu như ảnh hưởng của tia UVB được đo lường bởi mức độ bỏng nắng, người ta dựa vào tác hại làm rám, sạm da để đo lường ảnh hưởng của tia UVA.
Chỉ số PPD biểu thị lượng tia UVA tiếp xúc với da sau khi đã bôi kem chống nắng, tức là chỉ số PPD sẽ đo lường mức độ chống lại sự làm tối sắc tố (pigment darkening) của kem chống nắng.
PPD là chỉ số được phát minh ở Nhật Bản, song lại được sử dụng phổ biến bởi L’Oreal và ở Châu Âu.
Cách tính của PPD hoàn toàn tương tự như SPF. Do vậy, khả năng bảo vệ của PPD có thể mô tả như sau:
Ý nghĩa của chỉ số PPD
Chỉ số PA (Protection Grade of UVA)
Hiện nay, tại thị trường châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhà sản xuất áp dụng chỉ số PA cho kem chống nắng.
PA được quy đổi từ PFA (Protection Factor of UVA, hay còn gọi là UVAPF). PFA được tính dựa trên MPPD (Minimal Persistent pigment darkening dose) – liều lượng UVA tối thiểu để tạo ra rám da trong vòng 2-4h sau khi phơi nắng.
PFA = MPPD của làn da được bôi kem chống nắng/ MPPD của da không được bảo vê.
Với cách tính này, có thể thấy, thực ra không có khác biệt giữa PPD và PFA.
Hãy cùng xem bảng quy đổi PA so với PPD từ PFA như sau:
Ý nghĩa của chỉ số PA
Broad Spectrum
Có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng không có chỉ số PA, cũng không có chỉ số PPA, nhất là các sản phẩm từ Mỹ, Anh…Vậy điều đó có phải là da bạn đang không được bảo vệ trước tia UVA nếu dùng những loại kem chống nắng này? Đừng lo lắng, hãy xem xem trên sản phẩm chống nắng ấy có ghi chữ “Broad- Spectrum” không nhé.
Với những sản phẩm chống nắng có SPF lớn hơn 15 có ghi chữ Broad Spectrum- Quang phổ rộng trên bao bì thì được FPA công nhận đều có khả năng bảo vệ da khỏi 2 tia UVA và UVB. Nên khi quyết định mua 1 sản phẩm chống nắng, nếu không có PA+ nhưng có SPF và Broad Spectrum thì bạn cứ tạm hiểu là em ý đủ điều kiện để “ chống nắng” cho bạn rồi nhé.
Chống nắng công nghệ 3 trong 1 Murad Invisiblur Perfecting Shield BS SPF 30 PA+++